Site icon DA88

Đá bóng ở sân cỏ nhân tạo dễ chấn thương, vì sao?

Đá bóng ở sân cỏ nhân tạo dễ chấn thương, vì sao? - Ảnh 1.

123b – Bác sĩ Trần Huy Thọ của tuyển bóng đá Việt Nam chia sẻ những nỗi lo người chơi bóng đá phong trào phải đối mặt liên quan đến chất lượng mặt sân.

Không có nhiều sân bóng mini đạt chuẩn về mặt cỏ tại Việt Nam – Ảnh: H.T.

Sân bóng đá kém chất lượng gây ra nhiều chấn thương

Bên cạnh các pha va chạm, các vấn đề liên quan đến sức khỏe, người chơi bóng đá phong trào còn phải quan tâm đến một yếu tố nữa là chất lượng mặt cỏ, vì những lý do sau đây:

1. Mặt sân không bằng phẳng: Các chỗ lồi lõm hoặc hố trên mặt sân làm cho cầu thủ dễ vấp ngã, dẫn đến các chấn thương như lật cổ chân, trật khớp và gãy xương.

2. Thiếu hạt cao su: Hạt cao su giúp tạo độ êm cho bề mặt sân. Khi thiếu hạt cao su, mặt sân trở nên cứng hơn, làm tăng nguy cơ chấn thương do va chạm mạnh, chẳng hạn như đau đầu gối hoặc tổn thương cơ.

3. Cỏ không đạt chuẩn: Cỏ thưa hoặc không đều có thể khiến cầu thủ dễ trượt ngã, làm tăng nguy cơ chấn thương cơ bắp và khớp do chân không bám chắc vào mặt sân.

4. Hệ thống thoát nước kém: Sân không thoát nước tốt sẽ bị đọng nước khi mưa, tạo ra các khu vực trơn trượt nguy hiểm cho cầu thủ.

5. Thiếu bảo trì: Sân không được bảo trì đúng cách sẽ xuống cấp nhanh chóng, với nhiều khu vực nguy hiểm không an toàn cho việc chơi bóng.

Bác sĩ Trần Huy Thọ – Ảnh: NVCC

Những điều kiện này không chỉ tăng nguy cơ chấn thương, mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất và sự tự tin của cầu thủ khi thi đấu. Vì vậy, việc chọn sân bóng chất lượng và bảo dưỡng thường xuyên là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả thi đấu.

Thực trạng sân bóng đá phong trào Việt Nam

Ngày càng có nhiều người chơi bóng đá phong trào ở Việt Nam, các sân bóng mini vì vậy cũng mọc lên nhiều như nấm. Nhưng nhìn chung, số lượng sân bóng đảm bảo chất lượng lại khá ít.

Ông Văn Xuân Thiện, một trong những người đầu tiên làm sân bóng đá cỏ nhân tạo tại Việt Nam – cho biết thực trạng mặt sân ngày càng tệ đi là bởi việc các nhà đầu tư tìm cách “cắt giảm” bớt những nguyên liệu làm sân.

Cụ thể ông Thiện cho biết một sân cỏ nhân tạo đúng theo chuẩn của FIFA sẽ bao gồm năm lớp. Lớp dưới cùng là lớp đá cấp phối, tiếp đến là lớp vải địa kỹ thuật, lớp cát, lớp hạt nhựa cao su và trên cùng là phần ngọn cỏ (sợi yarn).

Trong đó, lớp đá cấp phối thường dày tối thiểu 30cm theo chuẩn các sân bóng ở châu Âu, hai lớp cát dày và cao su dày tổng cộng 3cm, phần cỏ nhú ra cao khoảng 2cm. Riêng lượng hạt cao su lý tưởng là khoảng 15kg cho mỗi mét vuông, lớp hạt cao su này có công dụng giảm xóc cho cầu thủ khi chạy.

Bóng đá phong trào ghi nhận rất nhiều ca chấn thương – Ảnh: H.Đ.

Ông Thiện nói: “Thực tế thì hầu như mọi sân cỏ nhân tạo ở Việt Nam đều không đạt được các chuẩn này. Lớp vải địa kỹ thuật thường bị bỏ qua, lớp đá cấp phối cũng chỉ dày khoảng 20cm là cùng. Quan trọng nhất là lớp hạt cao su, các sân cỏ nhân tạo ở Việt Nam chỉ tầm 5kg mỗi mét vuông, chưa bằng 1/3 so với tiêu chuẩn. Lớp cát cũng thường pha trộn sỏi đá, tạp chất linh tinh khiến mặt sân rất cứng”.

Ông Nguyễn Thành Nam, HLV một trung tâm bóng đá trẻ ở TP.HCM – cho biết trước đây thường đá sân mini, nhưng hiện nay chỉ có thể đá sân cỏ 11 người vì không chịu nổi mức độ thô cứng của các sân cỏ nhân tạo.

HLV Nguyễn Thành Nam tư vấn người chơi bóng sân cỏ nhân tạo không nên sử dụng giày đinh, thay vào đó là loại giày đế bằng, nếu có núm cao su ở dưới thì nên chọn loại có núm cao su to, bằng phẳng để không bị lật cổ chân.

Bác sĩ của tuyển bóng đá Việt Nam – ông Trần Huy Thọ đưa ra lời khuyên liên quan đến chấn thương lật cổ chân – loại chấn thương rất phổ biến trên sân cỏ.

Exit mobile version
Chuyển đến thanh công cụ